Thuyết minh về nhà ga Đà Lạt


Thuyết minh về nhà ga Đà Lạt – Bài 1

Không thể phủ nhận, ga Đà Lạt là một trong số ít di tích kiến trúc ở phố Núi còn giữ được nguyên vẹn hình dáng kiến trúc: từ tổng thể đến những chi tiết – phòng trưởng ga, bán vé, chờ tàu, sân ke, nhà kho, trạm đầu máy đến những ô kính màu, viên ngói lợp trên mái và chiếc đồng hồ ở nóc giữa vẫn nguyên vẹn như từ ngày mới xây dựng cách nay gần 70 năm.

Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 và hoàn thành năm 1938, nằm trong kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, kết nối thành phố cao nguyên với tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội – Sài Gòn tại Phan Rang (Ninh Thuận).

Tuyến đường sắt này dài 84km, trên đoạn đường sắt răng cưa thuộc hàng độc đáo nhất thế giới chỉ có ở Thuỵ Sỹ và Việt Nam. Với độ chênh cao toàn tuyến là 1500m, được khởi công từ năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Năm 1932 tuyến đường hoàn thành cũng là thời điểm xây dựng ga Đà Lạt. Đây là một tuyến đường sắt đặc biệt bởi có 16km đường sắt răng cưa leo dốc, với độ dốc trung bình là 12%.

Từ khi có tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt và nhà ga Đà Lạt, thì lượng du khách đến với thành phố du lịch và nghỉ dưỡng ngày càng nhiều, là một động lực phát triển thành phố.

Tuyến đường sắt này tồn tại tới năm 1972 thì bị phá huỷ bởi chiến tranh. Năm 1975, đất nước thống nhất, tuyến đường sắt lại được khôi phục và hoạt động trong một thời gian ngắn thì ngưng hẳn do hiệu quả kinh tế kém.

Từ năm 1980 tới năm 2004, ngành đường sắt Việt Nam dần dần cho tháo dỡ hệ thống đường ray của tuyến này; và dấu vết của đường sắt răng cưa độc đáo cũng không còn.

Nhà ga Đà Lạt được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Revéron, với kiến trúc đậm tính bản địa, mô phỏng 3 đỉnh của núi Lang Biang và những mái nhà rông Tây Nguyên.

>> Xem thêm:  Giới thiệu một loại quả ở quê em (quả bưởi)

Cấu trúc công trình mạch lạc, khoa học song hình thức lại rất tinh tế. Kiến trúc công trình hài hoà với thiên nhiên và là một điểm nhấn đô thị độc đáo.

Hiện nay, nhà ga Đà Lạt đã bị tách rời khỏi hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam, nhưng vẫn là một điểm du lịch đầy hấp dẫn đối với du khách. Nhà ga duy trì một đoàn tàu du lịch gồm 1 đầu máy và 3 toa đi – về tới thị trấn Trại Mát nằm ở phía đông, cách Đà Lạt 7km, đi mất khoảng 25 phút. Bên cạnh đó, ga Đà Lạt vẫn bán vé liên vận trên tuyến đường sắt Thống Nhất, đi từ ga Nha Trang (Khánh Hoà) và phục vụ xe ô tô trung chuyển Đà Lạt – Nha Trang.

Hiện đang có một dự án khôi phục tuyến đường sắt lịch sử xưa, với những thông số kỹ thuật tương tự trước đây, trong đó có cả việc khôi phục hệ thống đường sắt răng cưa.

Trong điều kiện cho phép, ngành đường sắt đã cố gắng làm sống lại hình ảnh của dĩ vãng bằng việc đặt 7 km ray đoạn cuối nối từ ga Đà Lạt đến ga Trại Mát rồi đưa từ Bắc vào một chiếc đầu máy diezen cũ kỹ cho nổ máy, kéo còi phun khói đen cuồn cuộn, xình xịch đi về ngày vài chuyến, từ năm 1991.

Vậy là sau gần 20 năm chịu số phận như một ngôi nhà hoang, nay ga Đà Lạt bắt đầu đón những “hành khách” đầu tiên là những vị khách du lịch nước ngoài. Cũng lạ – chẳng ai kỳ vọng một tương lai sáng sủa, vậy mà không ít những đoàn du khách đã đi ô tô từ Sài Gòn lên đề nghị cho đi… 7 km tàu hỏa.

Những thành công bất ngờ ấy đã khiến những người quản lý định hướng lâu dài cho hoạt động kinh doanh này. Họ chuyển từ Hà Nội vào một chiếc đầu máy cổ chạy bằng củi hiệu Fuka do Nhật sản xuất từ năm 1936 để khách tham quan, rồi đóng thêm các toa xe ghế dọc, tăng cường thêm một đầu máy TY7E, tuyển dụng và đào tạo thêm nhân lực… Ngày càng có nhiều du khách đến tham quan ga phố Núi, lượng khách nước ngoài tăng cao. Những ngày lễ, ngày hè… nhà ga phải tổ chức chạy hết công suất – 6 chuyến kéo đủ 4 xe với lượng khách lên tới 500 người.

>> Xem thêm:  Giới thiệu về tổ em

Trong ga, những phòng nghiệp vụ trống trải được chuyển đổi thành những gian hàng lưu niệm giới thiệu về nét văn hóa bản địa đặc sắc và gian bán vé tàu Thống Nhất. Từ năm 2003, ga Đà Lạt được cấp vé trực tiếp như một nhà ga trên tuyến, tổ chức vận chuyển hành khách liên vận về Tháp Chàm, mỗi năm Ga Đà Lạt đã đem về cho ngành trên 2 tỷ đồng dù nằm “chênh vênh” trên tận cao nguyên Lâm Đồng.

Mơ về những chuyến tàu hối hả xuôi đồng bằng như xưa quả là còn xa, nhưng cùng với sự phát triển của Đà Lạt, hình ảnh về một nhà ga độc đáo trên núi cao 1.500 mét sẽ còn được du khách quốc tế biết đến nhiều hơn nữa trong tương lai.


Thuyết minh về nhà ga Đà Lạt – Bài 2

Không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới.

Đà Lạt là một thành phố cao nguyên được ví như một ốc đảo trên núi. Là một thành phố Việt Nam nhưng Đà Lạt mang hơi thở của Pháp, khí hậu của Pháp và ảnh hưởng nhiều theo kiến trúc Pháp. Tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà thì không thể không nhắc đến ga Đà Lạt.

Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn thành, là nhà ga cổ nhất còn lại ở VN. Năm 2001, ga được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia. Nhà ga có kiến trúc vừa duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.

Nhà ga Đà Lạt có hình dáng như núi Lang Biang hùng vĩ, với chiều dài 66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ phía bên hông, ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.

>> Xem thêm:  Dàn ý bài: Chứng minh rằng Không có vinh quang nào mà không trải qua gian khổ đắng cay

Nhìn từ mặt trước, nhà ga có ba chóp nhọn tam giác tượng trưng cho ba đỉnh núi Lang Biang, còn các mái ngói ở chân tam giác ngoài xiên ra như chân sườn núi.

Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển mà phục vụ du lịch. Với tuyến đường 7 km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi.

Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây chính là điểm hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường đi.

Đa số mọi người biết Đà Lạt có một nhà ga xe lửa đẹp vào bậc nhất Đông Nam Á, đặc sắc với kiến trúc và xây cất theo kiểu art-deco, một kiểu kiến trúc được ưa chuộng và thịnh hành ở châu Âu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20 từ 1925 đến 1939.

Nhưng không mấy ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới.

Phần lớn khách du lịch là người nước ngoài, muốn tham quan và trải nghiệm ga tàu cổ kính và đẹp nhất Việt Nam này.

Có thể nói rằng, việc sở hữu nhiều kỉ lục như “nhà ga cao nhất”, “nhà ga cổ nhất”, “đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất”, “nhà ga độc đáo nhất và “nhà ga đẹp nhất” Việt Nam đã khiến ga Đà Lạt trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thành phố.

Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh Phước – hay chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật Giáo đặc sắc và cùng khám phá thị trấn Trại Mát.

Từ khóa từ Google

  • https://vietvanhoctro vn/thuyet-minh-ve-nha-ga-da-lat html

Check Also

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học đầy đủ hay nhất lớp 10

Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học đầy đủ hay nhất lớp 10

Một văn bản văn học hay thì cần có sự hòa hợp đặc biệt về …

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments