Văn bản nghị luận thường chứa đựng dung lượng nội dung rất lớn, muốn nắm được các nội dung đó, ngoài phương pháp đọc – hiểu Văn bản, chúng ta cần phải biết tóm tắt Văn bản để đúc kết những nội dung cơ bản được phản ánh trong văn bản đó. Vậy để đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu, nội dung của bào học “Tóm tắt văn bản nghị luận “ này sẽ cung cấp cho chúng ta cách tóm tắt văn bản nghị luận. Qua bài học chúng ta nắm được: Mục đích – Các yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận.-Cách tóm tắt văn bản nghị luận và rèn khả năng trình bày miệng bài tóm tắt trước tập thể. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Tóm tắt văn bản nghị luận”
SOẠN BÀI TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN LỚP 11
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận
Câu 1 (trang 117 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Vấn đề nghị luận của văn bản được thể hiện qua chính luận đề và phần mở đầu của đoạn trích: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến.
Câu 2 (trang 117 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
“Về luân lí xh ở nước ta” là một bài văn chính luận mẫu mực của nhà chí sĩ yêu nước PCT, thông qua bài này, tác giả đã thể hiện được dũng khí của một người yêu nước:
- Đề cao tư tưởng tiến bộ.
- Vạch trần thực trạng đen tối của xh.
- Hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
Có thể phát hiện ra vấn đề cần nghị luận này trong phần mở bài, đặc biệt là phần kết của đoạn trích, cũng chư ý khái quát của các đoạn văn trong phần thân bài.
Câu 3 (trang 117 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Để cho người đọc thấy được chủ đích của mình, tác giả đã đưa ra nhiều luận điểm để minh chứng cho điều đó:
- khác với Aâu châu, d ân Việt Nam không có đoàn thể, không có luân lí.
- vua quan từ lớn đến nhỏ chỉ là những người hám danh, hám lợi.
- Cần truyền bá cho dân Việt Nam thấy được vai trò của đoàn thể, để biết đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng.
Câu 4 (trang 117 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Để làm sáng tỏ cho các luận điểm, tác giả đã đưa ra rất nhiều luận cứ: để làm nổi bật tình trạng đen tối của xã hội Việt Nam:tác giả đã nêu các luận cứ đối lập giữa Việt Nam và âu châu.
Chỉ ra thực trạng xã hội Việt Nan đen tối về luân lí:
- lũ vua quan phản động, thối nát tòm cách phá tan tành đoàn thể của quốc dân, thi hành chính sách ngu dân, để dễ bề cai trị.
- Bọn xâu đua nhau tìm mọi cách: nào chạy ngược, nào chạy xuôi để được ra làm quan, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi.
- Dân không có đoàn thể, không biết đoàn kết đtr đòi quyền lợi chính đáng cho mình.
Luyện tập Tóm tắt văn bản nghị luận
Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
a)Chủ đề nghị luận:Bàn về đặc trưng tổng thể của đất nước Indonesia.
b)Chủ đề nghị luận:nói về tài năng của Xuân Diệu trong việc nghiên cứu, phê bình VH.
Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
a.Vấnđề nghị luận: Tình trạng sử dụng nguồn nước ngọt không hợp lý và tình trạng nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và ô nhiễm.
b.Mục đích nghị luận: nhằm nhắc nhở mọi người nhân thức giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên nước èkêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
c.Các LĐ chính:
LĐ 1:Đặt vấn đề: nước là tài sản quý báu nhưng đang bị hủy hoại và lãng phí nhiều nhất.
LĐ 2: Tài nguyên nước trong tương lai sẽ không đáp ứng đủ cho yêu cầu của đ/s con người.
LĐ 3:Tình trạng khan hiếm và ô nhiễm môi trường nước trên thế giới.
LĐ 4: Lời kêu gọi của LHQ về việc bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm môi trường.
Nguồn Internet